Khi nói đến các hình thức gọi vốn cho một dự án startup, thuật ngữ gọi vốn cộng đồng hay còn gọi là crowdfunding vẫn thường được nhắc đến khá nhiều trên các trang tin khởi nghiệp.
Vậy crowdfunding là gì? Nguồn gốc của crowdfunding và các đặc điểm của mô hình crowdfunding hiện đại ra sao?
…
1. Crowdfunding là gì?
Nói ngắn gọn, crowdfunding là hình thức kêu gọi sự góp đỡ của cộng đồng để giúp chủ một dự án hay người nghĩ ra một ý tưởng hoàn thành những dự án hay sản phẩm của họ khi họ có ý tưởng nhưng lại không có tiền để thực hiện dự án của mình.
Để hình dung cụ thể hơn về hình thức crowdfunding, ta có thể định nghĩa về crowdfunding như sau: Khi bạn có ý tưởng về một giải pháp mang lại lợi ích cho cộng đồng nhưng bạn không có vốn, không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng để thực hiện dự án, bạn gặp gỡ mọi người, trình bày ý tưởng, kêu gọi ủng hộ tài chính từ cộng đồng để bạn thực hiện ý tưởng của mình. Hình thức gọi vốn này gọi là crowdfunding.
2. Nguồn gốc của crowdfunding
Lịch sử bắt đầu của dự án crowdfunding là mô hình quỹ tín dụng cho các hộ gia đình nông thôn nhỏ của Ireland khi họ không thể tiếp cận được ngân hàng. Quỹ này cho những người nông dân vay những khoản tiền nhỏ để sản xuất và kinh doanh. Người vay sau khi làm ăn có lời họ trả cả vốn và đóng góp một phần lợi nhuận để góp vào quỹ này. Số tiền quỹ này quản lý lại tiếp tục cho những người nông dân khác vay.
Khi sự phổ biến của việc huy động vốn từ cộng đồng được mở rộng, SEC, chính phủ tiểu bang và Quốc hội đã phản ứng bằng cách ban hành và tinh chỉnh nhiều miễn giảm vốn để cho phép dễ dàng tiếp cận các nguồn tài trợ thay thế. Ban đầu, Luật Chứng khoán năm 1933 đã cấm các công ty gây quỹ từ công chúng cho các dịch vụ tư nhân. Tuy nhiên, “Tổng thống Obama đã ký Đạo luật Doanh nghiệp nhỏ của chúng tôi (Luật JOBS”) thành luật ngày 5 tháng 4 năm 2012, loại bỏ lệnh cấm đối với hoạt động chào mời chung đối với tổ chức phát hành đủ điều kiện theo một quy định mới được gọi là ‘Quy tắc 506 (c)’. ” [110] Hiện tại, công ty có thể thu hút và thường quảng cáo phiếu mua hàng và vẫn tuân thủ các yêu cầu của miễn trừ nếu:
Các nhà đầu tư trong cung cấp là tất cả các nhà đầu tư được công nhận; và
Công ty thực hiện các bước hợp lý để xác minh rằng nhà đầu tư là nhà đầu tư được công nhận, có thể bao gồm xem xét tài liệu, như W-2, báo cáo thuế, báo cáo ngân hàng và môi giới, báo cáo tín dụng và các loại tương tự. [111]
Một thay đổi khác là việc sửa đổi Quy tắc SEC 147. Mục 3 (a) (11) của Đạo luật Chứng khoán cho phép tăng vốn không giới hạn từ các nhà đầu tư trong một tiểu bang thông qua việc miễn thuế nội tại. Tuy nhiên, SEC đã tạo Quy tắc 147 với một số yêu cầu để đảm bảo tuân thủ. Ví dụ, chào mời nội tại được cho phép, nhưng một đề nghị ngoài tiểu bang có thể hủy bỏ việc miễn trừ. Ngoài ra, tổ chức phát hành được yêu cầu phải được kết hợp và kinh doanh trong cùng một trạng thái cung cấp intrastate. Với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh liên bang vì internet, nó trở nên khó khăn cho các doanh nghiệp tuân thủ việc miễn trừ. Do đó, vào ngày 26 tháng 10 năm 2016, SEC đã thông qua Quy tắc 147 (a) đã loại bỏ nhiều hạn chế để hiện đại hóa Quy tắc. Ví dụ,được cung cấp theo quy tắc trước. [112]
3. Vậy crowdfunding hiện đại có gì mới?
Với sự phát triển của Internet, mọi người giao tiếp với nhau trên mạng nhiều hơn, nắm bắt thông tin nhanh hơn và xa hơn. Khi ngồi ở tại Việt Nam bạn vẫn có thể biết được những ý tưởng đột phá từ bên kia Trái Đất. Khi bạn có nhu cầu đóng góp cho mộtdự án crowdfunding, các công cụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến như Paypal, thẻ thanh toán quốc tế Visa – Mastercard, Amex – JCB, … có thể hỗ trợ cho nhu cầu của bạn. Tất cả các hoạt động này có thể đều diễn ra trên internet, đó chính là điểm khác biệt lớn của crowdfunding hiện đại.
4. Lợi ích của Crowdfunding
Đầu tiên, chắc chắn đó là tiền. Đơn giản vì đây là mô hình gọi vốn cộng đồng, nhờ nó bạn có thể sở hữu nguồn vốn rất lớn mà không phải đi vay mượn. Nhưng bên cạnh đó bạn còn vô số lợi ích khi tham gia vào crowdfuding.
Với những cộng đồng nói trên, bạn sẽ biết được ý tưởng của mình thu hút tới đâu dựa vào những bình luận và lượng người đầu tư. Thậm chí trong những nhà đầu tư có rất nhiều người là founder của startup có tiếng tăm, những người đó có thể đưa ra cho bạn nhiều gợi ý đáng giá.
Mỗi người đầu tư vào dự án của bạn cũng cho thấy đó đều là khách hàng tiềm năng và gần như chắc chắn sử dụng/mua sản phẩm khi nó được bán ra thị trường. Vậy là nỗi lo liệu sản phẩm bán ra có được ủng hộ hay không đã được giải quyết phần nào.
Đó chỉ là những lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất của crowdfunding, chắc chắn khi tham gia bạn sẽ thấy nhiều bất ngờ hơn nữa và nghĩ rằng: Tại sao mình không biết tới nó sớm hơn?
– Bạn nhận được tiền để hoàn thành dự án của mình.
– Bạn giữ quyền kiểm soát về vốn chủ sở hữu cũng như quyền độc lập sáng tạo của mình.
– Bạn nhận được sự đánh giá nhiệt tình và sự quan tâm của cộng đồng đối với dự án của mình.
– Bạn có cơ hội tạo ra sự đồng cảm với những người hâm mộ dự án của mình để từ đó có thêm động lực tiếp tục đầu tư nhiều tình cảm lớn hơn cho sản phẩm, thương hiệu của bạn.
– Bạn có thể khởi động chiến dịch marketing và biến những người hâm mộ thành những người truyền bá thương hiệu cho mình.
– Những người ủng hộ (Backer) cảm thấy như thể họ là người nắm cổ phần cá nhân trong dự án của bạn, điều này làm cho những người ủng hộ (Backer) này chủ động gia nhập để trở thành một phần trong phương tiện truyền thông xã hội và những đội marketing của bạn.
– Crowdfunding là một cách tiện dụng để nâng cao nhận thức của cộng đồng cho các dự án của bạn.
– Bạn có thể tạo ra một số dư luận xung quanh dự án của bạn, điều này sẽ giúp bạn khi bạn ra mắt dự án hoặc sản phẩm trong dự án của mình.
– Đây là một điều khá thú vị và crowdfunding cũng là một cách tuyệt vời để bạn có cơ hội mở rộng các kết nối xã hội của mình.
– Cho dù thành công hay thất bại, quá trình crowdfunding cũng sẽ cung cấp cho bạn một trải nghiệm học tập không quá tốn kém – những gì bạn mất đi từ quá trình này sẽ là một ước lượng chủ quan, nhưng chắc chắn rằng đây sẽ là những trải nghiệm quý báu, những kiến thức này sẽ giúp bạn áp dụng cho các dự án và các chiến dịch trong tương lai của bạn.
Với 10 lợi ích hấp dẫn trên thì 3 lợi ích lớn nhất với các chủ dự án tại Việt Nam là việc:
– Bạn nhận được tiền để hoàn thành dự án của mình.
– Bạn quảng bá cho ý tưởng/sản phẩm mới của mình và người tài trợ là khách hàng tiềm năng.
– Cho dù crowdfunding thành công hay thất bại thì những trải nghiệm quý báu, những kiến thức này sẽ giúp bạn áp dụng cho các dự án và các chiến dịch trong tương lai của bạn.
5. Các lĩnh vực có thể gọi vốn cộng đồng
Tại Việt Nam, đa phần các startup kêu gọi crowdfunding đều liên quan tới công nghệ hoặc xuất bản sách, tuy nhiên thực tế mô hình này áp dụng cho tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, miễn là ý tưởng của bạn khả thi và đủ thu hút.
Chính vì vậy, dù bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông sản hay sản xuất máy móc công nghiệp, bạn cũng có thể tìm tới những cộng đồng crowdfunding để gọi vốn. Đừng ngần ngại, sân chơi này dành cho tất cả mọi người.
Dạo một vòng các trang web hoạt động trong lĩnh vực Crowdfunding trên thế giới như KickStarter, IndieGoGo, GoFundMe, CircleUp,.. ta có thể thấy vô vàn loại hình và lĩnh vực mà các dự án mời gọi gây quỹ: từ phim ảnh, ca kịch, chương trình từ thiện, dự án dân sinh, game đến nghiên cứu khoa học, bất động sản, start-up,…
6. Các hình thức gọi vốn của Crowdfunding
Hiện nay có 5 hình thức crowdfunding phổ biến:
6.1 Nhận quà tri ân
Đây là hình thức huy động vốn thực hiện những ý tưởng mới, đột phá và chưa bao giờ có. Số tiền tài trợ được chia theo từng gói, mỗi gói là một phần quà tương ứng. Người tài trợ sẽ nhận được quà khi dự án thành công, không xét đến lợi nhuận hay cổ phần sở hữu.
6.2 Góp vốn cho vay
Đây hình thức phù hợp cho các doanh nghiệp đã thành lập nhưng tài sản thế chấp không đủ thuyết phục ngân hàng nào. Vốn vay được lấy từ vốn góp của cộng đồng hoặc từ những người đã kinh doanh thành công từ hình thức này nhằm tạo ra dòng vốn luân chuyển lớn để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
6.3 Góp cổ phần
Hình thức này không khác việc mua cổ phiếu một công ty mới có tiềm năng. Người đầu tư nhận lại cổ phần và lợi nhuận nếu công ty kinh doanh có lãi.
6.4 Ủng hộ dự án từ thiện
Đây là hình thức các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ khi vận động quyên góp giúp đỡ vùng thiên tai, người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc trung tâm bảo trợ… Hình thức này không xét đến việc phải có quà tri ân, lợi nhuận hay cổ phần.
6.5 Hình thức lai
Đóng góp từ thiện gửi quà tri ân, đóng góp cổ phần tặng thẻ thành viên giảm giá trọn đời hoặc gửi tặng quà cho những ai góp vốn cho công ty vay vốn làm ăn.
Trong thời điểm hiện tại, số lượng người dùng internet ngày càng tăng, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp ngày càng nhiều nhưng vốn mạo hiểm cho những ý tưởng không dành cho tất cả các ý tưởng, crowdfunding sẽ là một trong các giải pháp để các dự án khởi nghiệp tập hợp nguồn lực tài chính và đánh giá tiềm năng cho quá trình phát triển ban đầu của dự án.
7. Làm thế nào để crowdfunding?
Để thực hiện crowdfunding, chúng ta cần có sự chuẩn bị, thông thường theo các bước như sau:
– Lên kế hoạch bao gồm chọn dự án, phần thưởng crowdfunding, vốn chủ sở hữu: Một chiến dịch crowdfunding cần phải có kế hoạch cụ thể, với một kết quả rõ ràng để có thể kêu gọi được tài trợ.
– Viết ngân sách và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể: Lên một bản ngân sách chi tiết, rõ ràng về số tiền bạn cần để có thể yêu cầu mọi người tại trợ. Ngân sách này bao gồm cả tiền hoa hồng phải trả cho các trang web crowdfunding mà bạn đăng dự án lên, ngân sách cho các phần thưởng cần trả các nhà đầu tư.
– Lựa chọn hình thức crowdfunding: Tùy vào dự án và chiến lược phát triển dự án của bạn mà bạn lựa chọn hình thức crowdfunding phù hợp ở mục 5.
– Gửi dự án lên các trang crowdfunding uy tín nhất và quảng bá chúng: Sau khi đưa chiến dịch lên các trang để kêu gọi crowdfunding. Chúng ta cần có một chiến dịch trực tuyến phối hợp với đồng đội, cố gắng để những người ủng hộ trung thành của bạn đóng góp ngay khi đưa dự án lên, để thể hiện nhu cầu và thực hiện quyên góp (sitting).
Tiếp theo, mời cộng đồng của bạn qua mail, phương tiện truyền thông xã hội để thực hiện tài trợ với cam kết bằng phần quà, tiền mặt, … Khuyến khích mọi người chia sẻ chiến dịch của bạn khi họ thực hiện đóng góp.
– Chọn mức đóng góp và quà tặng mong muốn: Sẽ có nhiều nhà đầu tư vối các mức đóng góp và các yêu cầu khác nhau. Bạn cần lựa chọn crowdfunding nào phù hợp với dự án của mình.
– Nhận vốn sau khi kết thúc huy động: Sau khi kết thúc huy động bạn sẽ phải trả hoa hồng cho các web crowdfunding. Sau đó nhận số tiền đã huy động về để thực hiện dự án.
– Thực hiện dự án và chia sẻ, cập nhật liên tục tin tức dự án: Những người tài trợ cần có quyền cập nhật thường xuyên về tiến độ của chiến dịch và các kết quả đã đạt được. Cần cảm ơn nhà tài trợ khi họ đóng góp, và hãy cho họ biết khoản tiền của họ đang và sẽ tạo ra những gì.
TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO HUY ĐỘNG VỐN TỪ CỘNG ĐỒNG
Nhưng ngay cả với những nỗ lực trên, cuộc vận động gây quỹ vẫn tụt lùi ở phía sau. Grover Cleveland, thống đốc New York, phủ quyết một đạo luật cho phép tài trợ 50.000 đô la cho dự án vào năm 1884. Một cố gắng vào năm sau đó để xin Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp 100.000 đô là đủ để hoàn thành dự án cũng thất bại khi các dân biểu thuộc đảng Dân chủ không đồng ý chi trả. Với vỏn vẹn 3.000 đô la trong ngân hàng, Ủy ban New York đã đình chỉ công việc xây bệ tượng. Đang lúc dự án gặp bế tắc thì các nhóm người từ những thành phố khác của Mỹ trong đó có Boston và Philadelphia đề nghị trả toàn bộ chi phí dựng tượng để đổi lấy việc dời vị trí dựng tượng sang thành phố của họ.
[76] Joseph Pulitzer, chủ bút nhật báo World của Thành phố New York, thông báo một chiến dịch gây quỹ 100.000 đô la (tương đương khoảng 2,3 triệu đô la ngày nay).
[77] Pulitzer tuyên bố là sẽ in tên của từng người đóng góp, không cần biết là họ đóng góp nhiều hay ít.
[78] Chiến dịch gây quỹ này đập vào mắt người New York, đặc biệt là khi Pulitzer bắt đầu cho in ra những dòng chữ mà ông nhận được từ những người đóng góp. “Một người con gái trẻ cô độc trên thế giới” quyên góp “60 xu, đây là kết quả của sự tự chối bỏ mình.
”[79] Một người quyên tặng cho “năm xu như là một phần nhỏ đóng góp của một cậu bé tạp dịch nghèo dành cho Quỹ xây bệ tượng.” Một nhóm trẻ em gởi tặng một đô la như là “số tiền mà chúng em tiết kiệm được để đi xem xiếc.”
[80] Một đô la khác được quyên góp từ một “người phụ nữ rất già và cô độc.
”[79] Những cư dân trong một ngôi nhà dành cho những người nghiện rượu trong thành phố đối thủ với Thành phố New York là thành phố Brooklyn (hai thành phố này vẫn chưa được sáp nhập mãi cho đến năm 1898) quyên tặng 15 đô la; những người nghiện rượu khác giúp đỡ tại các thùng quyên góp đặt trong quán bar và các nơi công cộng khác.
[81] Một lớp mẫu giáo tại Davenport, Iowa gởi đến tòa soạn nhật báo World một món quà là 1,35 đô la.
[79]Khi các cuộc quyên góp rầm rộ lên thì ủy ban bắt tay vào công việc trở lại để xây bệ tượng.
[82] Tháng 6, người New York tỏ ra hăng say nhiệt tình đối với bức tượng khi chiếc tàu Pháp Isère đến, mang theo những thùng hàng có chứa những mảnh rời của bức tượng. Hai trăm ngàn người đứng dọc theo các bến tàu và hàng trăm tàu thuyền chạy ra cửa biển để chào mừng con tàu Isère.
[83] Sau năm tháng kêu gọi hàng ngày để quyên góp quỹ cho bức tượng, ngày 11 tháng 8 năm 1885, nhật báo World thông báo rằng 102.000 đô la đã quyên góp được từ 120.000 người trong đó 80% tổng số tiền quyên góp được là từ những phần đóng góp riêng lẻ ít hơn 1 đô la cộng chung lại.
[84]Cho dù cuộc vận động gây quỹ thành công nhưng bệ tượng vẫn chưa được hoàn thành cho đến tháng 4 năm 1886. Ngay sau đó, công việc lắp ráp tượng bắt đầu được tiến hành. Khung sườn sắt của Eiffel được mắc kết nối vào các thanh thép hình chữ I nằm bên trong bệ tượng bằng bê tông cốt thép và được lắp ráp lại.
[85] Ngay sau khi hoàn thành, các khúc đoạn của vỏ tượng được gắn vào một cách cẩn thận.
[86] Vì chiều rộng của bệ tượng nên không thể nào dựng các giàn giáo. Các công nhân phải đu đưa trên những sợi dây thừng được cột chặt vào khung giáp để gắn các phân đoạn của vỏ tượng. Tuy nhiên, không có ai thiệt mạng trong suốt những ngày lắp ráp tượng.
[87] Bartholdi trước đó có dự tính sẽ đặt những chiếc đèn pha trên ban công của ngọn đuốc để thắp sáng ngọn đuốc; một tuần trước lễ khánh thành, Công binh Lục quân Hoa Kỳ phủ quyết đề nghị này vì sợ rằng các hoa tiêu tàu bè đi qua bức tượng sẽ bị chói mắt. Thay vào đó, Bartholdi cắt những lỗ nhỏ trong ngọn đuốc (ngọn đuốc được bọc bằng vàng lá) và đặt những ngọn đèn bên trong.
[88] Một máy phát điện được gắn trên đảo để thắp sáng ngọn đuốc và cũng để dùng cho những nhu cầu khác về điện.
[89] Sau khi vỏ tượng được lắp ráp hoàn toàn, kiến trúc sư nổi tiếng về cảnh quan là Frederick Law Olmstead, người vẽ thiết kế cho Công viên Trung tâm của Thành phố New York và Công viên Prospect của thành phố Brooklyn, trông coi việc dọn dẹp Đảo Bedloe để chuẩn bị cho lễ khánh thành tượng.